Có bạn nick tên là Mai Anh hỏi rằng: “Con kính bạch Thầy!” “Trong một nhóm làm việc” “đôi khi có những ý kiến bất đồng,” “không đưa đến quyết định được” “vì mỗi người mỗi ý kiến” “mà ai cũng có những khía cạnh đúng khác nhau.” “Vậy khi vào trường hợp đó”Có bạn nick tên là Mai Anh hỏi rằng: “Con kính bạch Thầy!” “Trong một nhóm làm việc” “đôi khi có những ý kiến bất đồng,” “không đưa đến quyết định được” “vì mỗi người mỗi ý kiến” “mà ai cũng có những khía cạnh đúng khác nhau.” “Vậy khi vào trường hợp đó” “chúng con nên làm thế nào ạ để thống nhất ý kiến?” “Tâm của chúng con trước khi vào họp” “nên lấy tâm gì để họp bàn ạ?” À, cái chuyện mà họp bàn ý kiến là cả vấn đề từ ngàn xưa. Đại chúng thấy không? Gọi là mỗi người mỗi ý, 9 người 10 ý cơ. Người ta bảo 9 người mà những 10 ý, chứ không phải 9 người 9 ý. Tức là ai cũng có ý kiến riêng cả, tức là cái thấy, cái biết của mình.
Chúng ta ai cũng có 2 mắt, 2 tai để nhìn nhận về thế giới, có một cái óc để suy nghĩ về thế giới. Cho nên, chúng ta có quan kiến riêng của mình. Gọi là ý kiến cá nhân thì mỗi người mỗi ý kiến và trong các ý kiến đấy thì có ý kiến sáng suốt, có ý kiến chưa sáng suốt. Có ý kiến đúng với thực tại khách quan và có ý kiến chưa đúng với thực tại khách quan là tùy trí tuệ của mỗi người. Vậy thì trong một cuộc họp bây giờ mà đưa ra nhiều ý kiến; thế cho nên người ta mới bày ra cách là thôi bây giờ, nếu mà nhiều ý kiến bất đồng, không đồng nhau thì biểu quyết, biểu quyết thì lấy phần đa. Cho nên họp ấy, thường người ta đưa ra là số lẻ con người, 3 người hoặc 5 người thì già nửa bên này và bên kia.
Thế người ta nghĩ ra cuộc họp là 3 người, 5 người, 7 người. Chứ mà số chẵn thì nhỡ nửa nọ, nửa kia thì lại cãi nhau. Thế cho nên là chọn số lẻ để vào cuộc họp cho dễ bầu, dễ biểu quyết. Đấy là một cách. Điều thứ hai nữa thì ở đây, bạn này muốn nói là khi vào họp thì lấy tâm gì để họp? Thì chúng ta phải lấy cái tâm lắng nghe. Nếu đúng tinh thần người con Phật là phải lắng nghe. Lắng nghe các ý kiến rồi chúng ta chọn lọc, đưa lên từng ý kiến bình chọn. Tất nhiên, Thầy nói là có thể bình chọn, cuối cùng vẫn không thống nhất được, thế thì lại phải bầu ra người có uy tín nhất để người ta chọn. Cho nên phải có người chủ trì, họp phải có người chủ trì.
Người chủ trì là người có uy tín nhất và người này nghiêng về ý kiến nào thì chúng ta phải theo ý kiến đó, nếu chỉ có người này quyết định thôi. Trong cuộc họp mà có một người quyết định thì phải theo ý kiến người này nhưng người này phải với cái tâm cầu thị, lắng nghe thật kỹ càng và phải sáng suốt nhất thì mới được. Đại chúng thấy không? Cho nên người ta nói đi đâu thì thường đi khoảng độ 3 người, trong 3 người thể nào cũng có một ông Khổng Minh là ông sáng suốt nhất. Thì cách họp bàn cũng thế thưa đại chúng. Trong nhà Phật cũng thế, chư Tăng họp bàn cũng thế, cũng phải bàn bạc kỹ càng. Thế rồi ở đây Thầy nói ví dụ: Trong chùa mình thì có rất nhiều ban bệ, thì các ban chức sự khi mà trong ban họp hành, thống nhất xong mà chưa chốt được ý kiến thì trình lên ông trưởng ban.
Ông trưởng ban mà không quyết định được thì trình lên ông phó ban Tri sự. Ông phó ban Tri sự chưa quyết định được trình lên ông trưởng Tri sự. Ông trưởng Tri sự không quyết định được trình lên ông Quản chúng. Ông Quản chúng không quyết định được trình lên ông Trụ trì. Và đến ông Trụ trì là hết rồi. Ông Trụ trì quyết sao thì phải như vậy thôi, đành phải vậy. Ở đâu nó cũng thế, Nhà nước mình cũng thế thôi, cái nguyên tắc như vậy. Thế thì ở đây, để cho mà một cuộc họp chất lượng ngay trong gia đình đấy, các Phật tử cũng thế, họp chất lượng vợ chồng, con cái bàn bạc thật dân chủ. Cái dân chủ rất quan trọng, ai cũng được phát biểu ý kiến.
https://youtu.be/gCnFG7wEhFcCó bạn nick tên là Mai Anh hỏi rằng: “Con kính bạch Thầy!” “Trong một nhóm làm việc” “đôi khi có những ý kiến bất đồng,” “không đưa đến quyết định được” “vì mỗi người mỗi ý kiến” “mà ai cũng có những khía cạnh đúng khác nhau.” “Vậy khi vào trường hợp đó”

Blog